Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Bụi Đường

lon to Bụi Đường Tác giả: Dương Duy Ngữ Tôi đặc biệt nhớ cái lần một phụ nữ lớn tuổi, gầy xanh, mặc chiếc áo bà ba cũ kỹ, bạc phếch, gánh đôi rổ cam đầy đi bán dạo dọc theo hè phố! Thấy chú “mặt sắt” dẹp đường, chị sợ cuống quýt, gánh cam chạy. Đôi sọt cam va đập vào người này kẻ kia, cam rơi lổng chổng xuống mặt đường. Có người vô ý dẫm lên, đá rơi. Thường ngày, tôi vẫn đi đi về về trên đoạn đường phố khoảng chục cây số từ nhà đến cơ quan. Nếu đường thông, xe gắn máy giữ đều ga phóng vè vè thì hẳn chẳng có chuyện gì để nói. Đằng này, đoạn đường tôi đi lại có đến mấy cái nút giao thông. Bất kỳ lúc nào cũng có thể tắc đường. Nhất là vào những giờ cao điểm như bảy, tám giờ sáng, bốn năm giờ chiều. Tức là lúc người ta đi và về. Xe ôtô, xe gắn máy, xe đạp ken dày vào nhau như nêm cối, kéo dài vài kilômét. Mùi xăng, mùi khói, mùi bụi, mùi mồ hôi người quện vào, bốc lên có thể nói là đặc quánh, ngùn ngụt. Nhất là quãng bốn rưỡi năm giờ chiều mùa hè, không hề có bóng cây bóng phố. Cái nắng xiên khoai cứ gọi là rát ràn rạt. Ai nấy mồ hôi đổ ra như tắm. Vào những lúc tắc đường ấy, tôi thường để ý đến hiện tượng, nguyên nhân gây ra tắc đường và người tháo gỡ, một chú cảnh sát mặc cảnh phục vàng màu lúa chín. Chú ta cao cao, gầy gầy, nước da đen sạm, bởi chú xông xáo, kiên quyết và đôi khi nổi nóng, cầm dùi cui dọa những kẻ ương bướng mà chú nhắc đến khản giọng không được. Khổ nhất là cái nạn mấy ông lái xe to, xe bé vượt ẩu, đối đầu, chen chúc nhau gây ùn tắc. Cái lúc ấy tôi thấy tiến cũng khó, lùi cũng khó vì ken dày xung quanh những ôtô to, ôtô bé ấy là trùng trùng lớp lớp những chiếc xe đạp, xe máy, xe thồ với đôi sọt cồng kềnh. Và thế là chú công an “mặt sắt” như người ta gọi, vừa nhắc nhở, vừa thổi còi gắt đến chói tai, nhắc những kẻ ngang ngạnh, bảo họ phải tiến, phải lùi, phải ép vào bên phải hay bên trái để mở thông một luồng đường. Lẽ dĩ nhiên, lúc tắc đường, dẹp đường đó, có nhiều nhiều anh cảnh sát giao thông lắm chứ đâu chỉ có mình chú. Nhưng vì chú ta có cái dáng cao cao, gầy gầy, với gương mặt có phần hốc hác sạm đen như tôi vừa tả nên mọi người dễ nhớ. Tôi cũng a dua theo họ, gọi chú là anh “mặt sắt”, anh khắc tinh của những kẻ tham gia giao thông làm điều sai trái. Cũng bởi nhớ anh nên tôi hay để ý đến anh. Có những hôm, trời mưa nặng hạt và dai trận. Nếu tôi không đội mũ bảo hiểm thì những giọt mưa quất vào mặt rát như roi quất, như phải bỏng. Dẫu vậy, tôi chỉ mất có hăm nhăm ba mươi phút trên đường. Còn cái chú công an “mặt sắt” ấy vẫn đứng lừng lững ở ngã tư đường phố. Xe tôi phóng lướt qua trước mặt chú và tôi không quên liếc mắt nhìn chú. Chú ta có vẻ lạnh. Gương mặt xám bợt bạt, võ vàng, những đầu ngón tay thâm đen lại. Tôi bâng khuâng tự hỏi, chú ta đứng như thế giữa trời lạnh bao nhiêu lâu nhỉ? Chẳng nhẽ cả ca trực của chú ta cả tám tiếng đồng hồ. Vậy là nếu mưa cả ngày thì chú ta hưởng trọn cái ướt át, cái lạnh giá cả tám tiếng đồng hồ. Còn trời nắng? Dĩ nhiên chú ta cũng cứ đứng như thế cả ca trực giữa thanh thiên, giữa cái nắng hè như đổ lửa xung quanh. Lửa từ trên trời giội xuống, lửa từ mặt đường nhựa bốc lên. Tôi cảm thấy thông cảm với chú ta và thương thương chú. Tôi tự hỏi, chú ta ăn gì cho lại nhỉ? Tự dưng, hình ảnh những chú công an thường đứng gác ở góc khuất chỗ Nhà tròn phố Quán Thánh… để phạt những người vô ý và những kẻ cố tình vượt đèn đỏ và đi vào đường cấm, lu mờ hẳn trong tôi. Chính tôi cũng bị phạt một lần. Nào tôi có vượt đèn đỏ, có đi trái đường cho cam. Tôi đi đến cái vạch dành cho phần đường người đi bộ sang đường thì đèn vàng bật sáng. Đáng lẽ tôi cứ theo người ta phóng xe vù vù thì vẫn đúng luật, thì chẳng có sao. Nhưng khốn khổ cho tôi, tôi đã vội vàng phanh xe, giảm ga dừng lại. Tôi sợ đèn đỏ bật lên. Chợt tôi nghe có tiếng còi tin tít tin tít, rúc lên, gắt gỏng. Một chú cảnh sát trẻ măng, gương mặt bầu bầu tưởng như búng ra sữa bước tới, cầm dùi cui ra hiệu cho tôi dắt xe qua đường Tôn Đức Thắng, đẩy lên cái bờ hè trước cửa đồn cảnh sát. Chú đứng nghiêm chào tôi ra vẻ lắm. Chú bảo tôi xuất trình giấy tờ. Cầm giấy sử dụng xe, bằng lái và thẻ mua bảo hiểm của tôi trên tay, chủ hỏi: - Bác có biết bác sai gì không? Tôi ngớ người. Quả thực tôi chưa nhận rõ cái sai của mình. Tuy vậy tôi vẫn nói: - Đồng chí đã gọi nhắc nhở thế này thì nhất định là tôi có sai rồi. Tuy vậy, sai thế nào thì tôi chưa rõ. - Xe của bác đỗ lấn vào phần đường người đi bộ. Sai nhỏ thôi. Nhưng lần sau bác phải chú ý. Tôi cảm ơn sự chỉ dẫn nghiêm khắc của chú. Chú vừa trả tôi tờ giấy vừa chỉ vào đồng chí đại úy đứng bên cạnh có gương mặt khó đăm đăm. - Bác cầm giấy tờ qua nói với sếp cháu một câu. Với bác cũng chả phải phạt đâu. Tôi bước qua bên trình giấy tờ với sếp cậu ta. Ai ngờ sếp chẳng nói chẳng rằng, đặt luôn mấy tờ hóa đơn lên yên xe máy của tôi ghi phạt bốn mươi ngàn đồng. Tôi sai thì tôi phải chịu phạt. Đó là lẽ thường tình. Nhưng lại không bình thường ở chỗ, tôi nói thế nào anh ta cũng không nghe, không trả lời. Mãi tới lúc ghi xong, anh ta mới bảo tôi ký và giật ra một tờ biên bản đưa cho tôi, nói: - Bác về kho bạc phố Nguyễn Trãi nộp phạt rồi lấy giấy tờ. Tôi giãy nảy lên. Tôi tưởng được nộp tiền tại chỗ, nộp luôn tức khắc chứ phải vượt cầu sông Tô đến tận kho bạc phố Nguyễn Trãi thì thật nhiêu khê quá. Nhưng biết làm thế nào. Biết kêu ai. Nói với ai? Anh ta đã gạt tôi ra khỏi chương trình “nghị sự” để làm việc khác rồi… ấy vậy mà cứ nhìn thấy chú công an “mặt sắt” với đôi mắt sâu trũng, có phần hốc hác trên đoạn đường tôi đi làm thường ngày, tôi lại thấy nao lòng. Liệu có phải giữa tôi và anh cùng có chung một tần số từ trường sinh học nào khiến tôi “phải lòng” anh không? Tôi thì tôi chả có tin vào việc có chung từ trường sinh học sinh hiếc gì cả. Tôi chỉ thấy thông cảm với anh, có lẽ tôi chẳng thể chịu nổi vài giờ dưới cái nắng lửa, cái bụi bặm, ngột ngạt của mùa hè. Lại phải chạy suốt chặng đường chín mười cây số phố phường ấy đâu chỉ có mỗi một chú công an “mặt sắt” ấy? Chắc chắn không. Chú ta chỉ là một người trong số rất đông người. Chỉ một ca trực trong rất nhiều ca trực. Nhưng bởi chú ta có gương mặt, có vóc dáng khác hơn nên tôi cứ bị ám ảnh. Tôi đặc biệt nhớ cái lần một phụ nữ lớn tuổi, gầy xanh, mặc chiếc áo bà ba cũ kỹ, bạc phếch, gánh đôi rổ cam đầy đi bán dạo dọc theo hè phố! Thấy chú “mặt sắt” dẹp đường, chị sợ cuống quýt, gánh cam chạy. Đôi sọt cam va đập vào người này kẻ kia, cam rơi lổng chổng xuống mặt đường. Có người vô ý dẫm lên, đá rơi. Tôi thật không ngờ chú công an “mặt sắt” ấy lại rất tình cảm. Chú bảo: “Chị đi từ từ thôi”. Vừa nói chú vừa cúi xuống nhặt những quả cam rơi cho chị và quát mấy cậu thanh niên cố ý cho xe máy chèn qua hay dẵm đạp lên những quả cam… Thấy tôi chăm chú nhìn, chú có vẻ ngượng, nói như để thanh minh: - Về lý thì phải nghiêm, giữ cho hè thông đường thoáng. Nhưng về tình thì thương lắm. Họ là người nghèo. Rất nghèo. Biết đâu họ chả ở chỗ có người thân phải chạy thận nhân tạo. Bẵng đi một thời gian lâu lâu, tôi bỗng nhận ra thiếu vắng chú ta. Đã có câu: “Vắng cô thì chợ vẫn đông…”. Nhưng không hiểu tại sao tôi vẫn thấy chợ không vui. Cái người mình thật lạ. Hễ chỗ nào có cảnh sát áo vàng đứng là y như đi đứng, y như tham gia mọi phương tiện giao thông đều tốt hơn hẳn, kỷ luật, trật tự hơn hẳn. Nhất là ca trực của những người nghiêm khắc thì rõ ràng kỷ luật giao thông cũng theo “nhiệt độ” của anh cảnh sát mà tiến bộ đến vượt trội. Nếu không có? Đèn đỏ vẫn đi bừa. Vẫn đánh võng, vẫn lạng lách, khiến tôi bị nhiều phen thất thần, hú vía! Một buổi, tôi đi làm về sớm. Nhân lúc vắng người, tôi tạt xe vào bên đường, nơi chú công an “mặt sắt” tay cầm còi, tay cầm dùi cui đứng trực. Tôi sinh tính lẩn mẩn, hỏi thăm một chú còn trẻ, nước da còn “bạch diện thư sinh” lắm. Chú ta nhìn tôi từ đầu chí chân làm như tôi là vật lạ, là người của hành tinh khác: - Bác là người nhà anh ấy? - Không. - Người quen? - Không? - Vậy bác hỏi có việc gì không? - Là tôi thấy vắng chú ấy lâu nay. - à, tưởng gì? Bác đến Viện Lao Trung ương, hỏi khoa… Tôi thoáng giật mình, không còn tin ở tai mình, hỏi lại: - Chú nói sao? - Chúng cháu hút bụi đường nhiều quá. Bị lao bác ạ! Tôi sững sờ hỏi lại: - Sao lại thế? - Bác không biết đấy. Cảnh sát giao thông chúng cháu đến bảy tám mươi phần trăm bị bệnh phổi. - Lại thế nữa? Tôi hỏi lại và bâng khuâng như vừa mất mát một cái gì! lon to THẾ GIỚI SEX

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét